Blog

3 điều cần lưu ý để chuyển nhượng thương hiệu thành công

04/04/2024

Chuyển nhượng thương hiệu không đơn giản là trao quyền từ người này sang người khác mà phải tuân thủ những quy định cụ thể về thủ tục, nếu không sẽ không được pháp luật công nhận.Việc chuyển nhượng nhãn hiệu không đơn giản là trao quyền từ người này sang người khác mà phải tuân thủ những quy định cụ thể về thủ tục, nếu không sẽ không được pháp luật công nhận.

chuyển nhượng thương hiệu 1.jpg3 điều cần lưu ý để chuyển nhượng thương hiệu thành công

Thương hiệu là dấu hiệu riêng dùng để phân biệt các loại hàng hoá, dịch vu của nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau, bao gồm tổng hợp sự đánh giá, ghi nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ trên thị trường, đó là sự tin tưởng mà người dùng gắn lên hàng hoá. Chẳng hạn như cùng một mặt hàng là trà sữa lại có nhiều thương hiệu khác nhau như: Dingtea, Toco toco, Phúc long, Koi Thé, Gongcha, ... Một thương hiệu tồn tại càng lâu thì giá trị nó mang lại càng lớn vì tỷ lệ người tiếp cận và biết đến rất nhiều.

Thương hiệu là tài sản vô hình và gắn liền với hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, chủ sở hữu thương hiệu có thể chuyển nhượng thương hiệu của mình cho người khác. Chuyển nhượng thương hiệu hay chuyển nhượng quyền sở hữu thương hiệu là việc chủ sở hữu thương hiệu chuyển giao quyền sở hữu đối với thương hiệu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng thương hiệu phụ thuộc vào ý trí của các bên, tuy nhiên hoạt động này vẫn chịu sự quản lý của nhà nước thông qua việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp.

Chuyển nhượng thương hiệu là gì?

Có thể hiểu một người khi sở hữu một thương hiệu sẽ có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, cho phép hoặc ngăn cấm người khác sử dụng, định đoạt thương hiệu đó (chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng thương hiệu). 

chuyển nhượng thương hiệu 2.jpg

 Chuyển nhượng thương hiệu

Trong đó, chuyển nhượng thương hiệu là việc chủ sở hữu thương hiệu chuyển giao quyền sở hữu thương hiệu của mình cho tổ chức/ cá nhân khác thông qua một hợp đồng giao quyền sở hữu (hay còn gọi là hợp đồng chuyển nhượng) bằng văn bản (theo Điều 138 Luật SHTT sửa đổi năm 2022 – sau đây gọi tắt là Luật SHTT).

Không phải mọi thương hiệu đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều được chuyển nhượng và không phải mọi chủ thể đều được chuyển/nhận chuyển nhượng thương hiệu. Pháp luật Sở hữu trí tuệ có quy định một số điều kiện hạn chế đối với chuyển nhượng thươngn hiệu phải tuân theo

  • Chủ sở hữu thương hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ;

  • Việc chuyển nhượng quyền đối với thương hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu;

  • Quyền đối với thương hiệu chi được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký thương hiệu.

Lưu ý khi chuyển nhượng thương hiệu

Để chuyển nhượng thương hiệu, cần lưu ý đáp ứng các điều kiện sau:

1. Hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu phải đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ

Việc chuyển nhượng thương hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối với thương hiệu chỉ có hiệu lực khi đã đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ (theo Khoản 1, Điều 148 Luật SHTT).

Hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu phải có các nội dung cơ bản như sau theo quy định tại Điều 140 Luật SHTT bao gồm:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

  • Căn cứ chuyển nhượng;

  • Giá chuyển nhượng;

  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

Trường hợp bên chuyển nhượng thương hiệu có tên thương mại trùng với nhãn hiệu chuyển nhượng thì phải thực hiện thay đổi tên thương mại trước khi thực hiện chuyển nhượng thương hiệu để tránh xung đột quyền với bên nhận chuyển nhượng.

2. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu thương hiệu

Bộ hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu được quy định cụ thể tại Điều 58 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, gồm:

  • 02 Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (theo mẫu mới nhất của Cục SHTT tại thời điểm nộp tờ khai);

  • 01 Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực). Nếu hợp đồng bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải nộp kèm bản dịch sang tiếng Việt. Trường hợp hợp đồng có nhiều trang thì các bên phải ký xác nhận vào từng trang hoặc đóng dấu giáp lai;

  • 01 văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng (nếu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung);

  • Nếu nhãn hiệu được chuyển nhượng là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận thì cần thêm các tài liệu sau:

    - Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của Bên nhận chuyển nhượng;

    - Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của bên nhận chuyển nhượng đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.

Với các khách hàng sử dụng dịch vụ tại Bee Art, phần chuẩn bị hồ sơ sẽ được Bee Art hoàn thiện một cách đầy đủ để khách hàng không phải lo lắng về các phần của hồ sơ. 

3. Thủ tục chuyển nhượng thương hiệu 

Bước 1: Ký kết thỏa thuận chuyển nhượng nhãn hiệu 

Các bên thỏa thuận và xác lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu. 

Bước 2: Thức hiện đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. 

Bước 3: Nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu 

Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các hoạt động sau: 

  • Ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đang ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cho cá nhân, tổ chức.

  • Sau đó tiến hành ghi nhận và văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới, ghi nhận việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

  • Công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.

Lưu ý về sự khác biệt giữa chuyển nhượng thương hiệu và chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu 

Nếu như chuyển nhượng thương hiệu là làm phát sinh quyền với chủ thể nhận chuyển nhượng và chấm dứt quyền với bên chuyển nhượng thì chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu là việc chủ sở hữu thương hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng thương hiệu thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu phải được thể hiện bằng văn bản gọi là hợp đồng sử dụng thương hiệu (Hợp đồng li-xăng).

  • Hợp đồng ly xăng bao gồm 3 loại đó là hợp đồng li xăng độc quyền, hợp đồng li-xăng không độc quyền và hợp đồng li-xăng thứ cấp. Theo đó, hợp đồng li xăng độc quyền là hợp đồng mà theo đó, chủ sở hữu thương hiệu không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trong phạm vi, thời hạn chuyển giao.

  • Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác;

  • Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.

  • Như vậy, chủ sở hữu thương hiệu cần phân biệt rõ 3 loại hợp đồng để đưa ra quyết định chính xác, tránh việc nhầm lẫn gây thiệt hại cho chính doanh nghiệp.

  • Thêm vào đó, hợp đồng li xăng phải đảm bảo đủ các nội dung theo quy định của pháp luật. Hiệu lực của hợp đồng li xăng không phụ thuộc vào việc đăng ký giống như hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu thương hiệu mà phát sinh dựa theo sự thỏa thuận giữa các bên.


Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền là thực sự cần thiết đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, do thời gian thẩm định kéo dài nên nhiều doanh nghiệp còn ngần ngại đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của mình. Hiện nay có rất nhiều đơn vị Luật uy tín hỗ trợ doanh nghiệp tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu. Với sứ mệnh đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình phát triển thương hiệu, Bee Art không chỉ có các dịch vụ thiết kế logo, thiết kể nhận diện thương hiệu mà còn hỗ trợ khách hàng với các dịch vụ pháp lý uy tín để bảo vệ thương hiệu. Bee Art đã giúp nhiều khách hàng đăng ký bảo hộ thành công thương hiệu/nhãn hiệu với đội ngũ nhiều năm kinh nghiệm. 

chuyển nhượng thương hiệu 3.jpg

Đăng ký bảo hộ thương hiệu ngay hôm nay!

Nếu bạn đang có ý định xây dựng thương hiệu, liên hệ ngay với Bee Art để được tư vấn dịch vụ trọn gói từ thiết kế tới đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Bee Art nhé!


>>> Xem thêm: Đăng ký bảo hộ thương hiệu logo: Bước cần thiết để xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh

>>> Xem thêm: Dịch vụ đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp tại Bee Art

>>> Xem thêm: Tầm quan trọng của việc đặt tên thương hiệu trong xây dựng thương hiệu


✆ Phone: 077.34567.18 

✉ Email: info@beeart.vn

🌏 Web: www.beeart.vn

🌏 FB: www.fb.com/beeart.vn

☞ Cơ sở 1: 110 Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội 

☞ Cơ sở 2: 66/ 40 Tân Quy Đông, Tân Phong, Q.7, Hồ Chí Minh