Blog

Thủ tục đăng ký quyền tác giả theo quy định mới nhất năm 2024

05/02/2024

Hiện nay đăng ký quyền tác giả là một trong những cách hữu hiệu nhất giúp doanh nghiệp hạn chế những tranh chấp và rủi ro phát sinh liên quan đến việc sử dụng, sao chép tác phẩm và là biện pháp quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

thủ tục đăng ký quyền tác giả.jpgThủ tục đăng ký quyền tác giả theo quy định mới nhất năm 2024

Khi nhận thức về xây dựng thương hiệu ngày càng được doanh nghiệp chú ý thì quyền tác giả cũng là một trong số những vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm. Theo quy định pháp luật hiện nay, việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để hưởng các quyền tác giả, quyền liên quan. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. 

Đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp cần đăng ký quyền tác giả khi có những sáng tạo sáng tạo độc đáo và họ muốn bảo vệ chúng khỏi việc sao chép, sử dụng trái phép, hoặc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Những tình huống doanh nghiệp cần đăng ký quyền tác giả bao gồm: 

  • Logo - Nhận diện thương hiệu: Đối với các yếu tố nhận diện thương hiệu như logo và slogan, hoặc các yếu tố thiết kế, đăng ký quyền tác giả có thể giúp bảo vệ tính nhất quán và nhận diện của thương hiệu. 

  • Nghiên Cứu và Phát Triển: Nếu doanh nghiệp đầu tư nhiều vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra những sản phẩm hoặc công nghệ mới, việc đăng ký quyền tác giả có thể là cách bảo vệ công sức nghiên cứu của mỗi doanh nghiệp. 

  • Sáng Tạo Tác Phẩm: Nếu doanh nghiệp tạo ra các tác phẩm sáng tạo như sách, bài viết, hình ảnh, âm nhạc, hoặc phần mềm, việc đăng ký quyền tác giả có thể bảo vệ chúng khỏi việc sao chép và sử dụng trái phép.

Quyền tác giả là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) thì quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. (Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ).

thủ tục đăng ký quyền tác giả 2.png

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo

Khi doanh nghiệp đăng ký quyền tác giả, doanh nghiệp có độc quyền pháp lý đối với tác phẩm của mình. Điều này có nghĩa là doanh ncó quyền kiểm soát cách tác phẩm được sử dụng, phân phối, và sao chép. Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan thì tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại. Đăng ký quyền tác giả là việc làm rất cần thiết để bảo đảm cho người sáng tạo tác phẩm chống lại các hành vi dùng trái phép tác phẩm: Sao chép, ăn cắp bản quyền,…. Để tạo thành một tác phẩm có giá chữa trị cũng như sáng tạo, đòi hỏi sự lao động trí tuệ cũng như thời gian, công sức. Việc đăng ký bản quyền tác giả là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của con người bằng giá trị xứng đáng, động viên tinh thần làm việc cho người sáng tạo.

Thủ tục đăng ký quyền tác giả theo quy định mới nhất năm 2024

Quyền tác giả phát sinh ngay từ khi tác phẩm được sáng tạo ra mà không phụ thuộc vào việc tác giả có đăng ký bảo hộ hay không. Tuy nhiên, vẫn cần thiết thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả để bảo vệ tác phẩm trước hành vi xâm phạm

Bước 1: Xác định thể loại tác phẩm đăng ký và soạn hồ sơ cần đăng ký quyền tác giả

Sau khi đã hoàn thiện tác phẩm, tác giả sẽ thực hiện xác định thể loại của tác phẩm chuẩn bị đăng ký theo quy định tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ.

Để đăng ký quyền tác giả, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ hoàn chỉnh. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả bao gồm: 

  •  Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo mẫu quy định: Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; Thời gian hoàn thành (Điểm mới); Tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; Tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; Thời gian, địa điểm, hình thức công bố; Thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai. (So với hiện hành, thêm thông tin về cấp lại, cấp đổi); Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ. (Điểm mới) 

  • Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan; 

  •  Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền; 

  • Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền; 

  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả; 

  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung. 

  • Về ngôn ngữ trong hồ sơ đăng ký: Tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt.

đăng ký bảo hộ thương hiệu 03.jpg

Với các khách hàng sử dụng dịch vụ Đăng ký quyền tác giả tại Bee Art, toàn bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả sẽ được Bee Art hoàn thiện. Khách hàng chỉ cần cung cấp các thông tin cần thiết, Bee Art sẽ hoàn thiện các hạng mục còn lại của hồ sơ. 

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả có thể nộp dưới 02 hình thức: Nộp trực tiếp tại cục bản quyền và nộp qua bưu điện tới cơ quan: 

  •  Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội. 

  • Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh. 

  • Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả thực tế sẽ được xử lý trong khoảng thời gian từ 2 đến 2,5 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ, 

  • Nếu hồ sơ đáp ứng được các điều kiện theo quy định, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. 

  • Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cục bản quyền sẽ yêu cầu người nộp đơn sửa đổi, bổ sung hoặc phản hồi ý kiến. Tổ chức, cá nhân có thời hạn tối đa 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo để sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Trường hợp tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc đã sửa đổi, bổ sung mà hồ sơ vẫn chưa hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân.

Đăng ký quyền tác giả ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều đơn vị Luật uy tín hỗ trợ doanh nghiệp tiến hành đăng ký quyền tác giả. Với sứ mệnh đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình phát triển thương hiệu, Bee Art không chỉ có các dịch vụ thiết kế logo, thiết kể nhận diện thương hiệu mà còn hỗ trợ khách hàng với các dịch vụ pháp lý uy tín để bảo vệ thương hiệu. 

Bee Art đã giúp nhiều khách hàng đăng ký quyền tác giả với đội ngũ nhiều năm kinh nghiệm. 

Nếu bạn đang có ý định đăng ký quyền tác giả, liên hệ ngay với Bee Art để được tư vấn dịch vụ trọn gói từ thiết kế tới đăng ký quyền tác giả tại Bee Art nhé!


>>> Xem thêm: Đăng ký bảo hộ thương hiệu logo: Bước cần thiết để xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh


✆ Phone: 077.34567.18 

✉ Email: info@beeart.vn

🌏 Web: www.beeart.vn

🌏 FB: www.fb.com/beeart.vn

☞ Cơ sở 1: 110 Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội 

☞ Cơ sở 2: 66/ 40 Tân Quy Đông, Tân Phong, Q.7, TP. Hồ Chí Minh