Blog

8 Logo Coworking Space trên thế giới

28/01/2019

Coworking space (Không gian làm việc chung) đang dần xuất hiện ở khắp nơi trên toàn cầu: từ Sydney cho tới New York, ngày càng nhiều công ty và cá nhân sử dụng các không gian này để tăng năng suất công việc.

Sự gia tăng của không gian làm việc chung đến từ xu hướng muốn được làm việc với những cá nhân cùng chia sẻ chung các giá trị với chúng ta. Các không gian này thường được sử dụng bởi những người làm việc tự do và những người thường xuyên đi du lịch hoặc đã quen làm việc một mình.

Một môi trường gần gũi và được thiết kế chỉn chu sẽ xóa nhòa cảm giác cô độc và sự mất tập trung mà nhiều người phải trải qua khi làm việc tại nhà. Hãy cùng xem xét kỹ hơn các thiết kế logo từ 8 không gian làm việc chung nổi tiếng nhất trên thế giới.

1. The Farm (New York City)

Mọi thứ khởi nguồn từ một nhà kho đã cũ dần theo năm tháng tại miền nam Missouri, đang cần cho thuê lại để kiếm sống. Lucas Seyhun, nhà thiết kế không gian này, đã vô tình tìm được nhà kho trong chuyến du ngạo của anh và muốn mang một phần của nơi này về ngôi nhà New York với anh. Cùng với nỗ lực lao động bền bỉ và mong muốn tạo nên ngôi nhà dành riêng cho các nhà khởi nghiệp và sáng tạo,  The Farm đã ra đời.

Logo đã giữ nguyên các giá trị gốc của thương hiệu với hình ảnh mái nhà kho nằm trên dòng chữ đã được đơn giản hóa. Chữ “The” nằm theo chiều ngang trong khi chữ “Farm” lại nằm theo chiều dọc, giúp dòng chữ có độ dài vừa vặn với biểu tượng nhà kho.

Nguồn: officesnapshots.com

2. Campus London (London)

Được điều hành bởi Google dành cho doanh nhân, Campus là một mạng lưới toàn cầu cho các ý tưởng lớn. Sở hữu cơ sở tại sáu thành phố - London, Madrid, São Paulo, Seoul, Tel Aviv và Warsaw - mạng lưới này hiện đang tạo ra các cộng đồng khởi nghiệp phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, bao gồm cả vị trí flagship tại London.

Biểu tượng “khung hình” trên logo biểu hiện cho các không gian khác nhau, đóng vai trò như một lời nhắc nhở về các chuỗi sự kiện, chương trình và tài nguyên cộng đồng mà Campus cung cấp.

Nguồn: bmmagazine.co.uk

3. Bespoke (San Francisco)

Bespoke là một hệ sinh thái đầu tiên trong cộng đồng bán lẻ và công nghệ của San Francisco khi ra mắt vào năm 2015. Nơi này đã phát triển thành một trung tâm công nghệ, kết nối các doanh nhân và nhà sáng tạo với nhau trên Thành phố Market nổi tiếng, nơi kinh doanh bán lẻ và công nghệ tiên tiến giao nhau và tạo ra một bầu không khí vô cùng thú vị.

Logo sử dụng phông chữ nhỏ và gọn gàng, với các chữ cái được in hoa toàn bộ và đường kẻ gạch dưới chữ “B”. Chúng ta không nên đánh giá thấp tính đơn giản của logo này, vì không gian làm việc chung Bespoke đã bắt đầu như một kẻ nổi loạn ở một trong những trung tâm công nghệ lớn nhất trên thế giới.

Nguồn: bespokesf.co

4. Project Spaces (Toronto)

Project Spaces đã mang đến cho cuộc sống hối hả của nhiều người một nơi trú ẩn từ năm 2011. Với hai địa điểm ở trung tâm thành phố - King West và Camden - công ty có trụ sở tại Toronto này đã cung cấp một không gian mở và đầy sống động cho các cá nhân đam mê kỹ thuật số các loại.

Logo là một hình vuông màu đen ôm trọn văn bản chữ màu trắng với phông chữ sans-serif tối giản, kèm theo hai dấu gạch ngang màu trắng để chia ba phần: phần trên là ngày được thành lập, tên công ty ở giữa và địa điểm ở phía dưới. Logo cũng có hai biến thể màu khác tương tự như logo chính, nhưng dành riêng cho mỗi vị trí khác nhau.

Nguồn: projectspac.es

5. Innov8 (New Delhi) 

Được hỗ trợ bởi vườn ươm các hạt giống khởi nghiệp Y-Combinator, Innov8 sở hữu hàng loạt cơ sở trên khắp Ấn Độ. Công ty biến bất động sản trở thành không gian làm việc chung cực chất dành cho các nhà sáng lập, nhà đầu tư, freelancer và nhà sáng tạo.

Do nhà thiết kế đồ họa chưa từng học qua trường lớp nào, Rahul Pande thiêt kế, logo của Innov8 chứa đầy màu sắc và vô cùng rực rỡ, thu hút đối tượng khách hàng trẻ tuổi của công ty. Lấy cảm hứng từ các cụm từ như sáng tạo, đổi mớităng tốc, sự kết hợp giữa các màu sắc sống động và phông chữ in nghiêng (tương tự như Comic Sans) đã làm bừng lên không khí vui nhộn.

Nguồn: inc42.com

6. Playground.Work (Hong Kong)

Playground.Work, có trụ sở tại Hồng Kông, là đại diện tiêu biểu cho sự kết hợp giữa công việc với niềm vui. Không gian làm việc chung này chào đón các cá nhân có cùng chí hướng muốn hoàn thành công việc trong khi vẫn tận hưởng cuộc sống. Và với bức tường leo núi được trang bị sẵn, làm thế nào các nhà sáng tạo chăm chỉ lại có thể không vui cho được?

Logo của Playground.Work bao gồm phông chữ trắng, nằm gọn trong tổng thể hình chữ nhật xanh nhạt mang lại cảm giác gần gũi, liền với một chữ “l” được kéo dài. Chữ y được xoay ngượ, khéo léo thể hiện bản chất tự do của công ty. Khẩu hiệu của họ nằm ở phía dưới: “Work · The Fun,” (Lao động · Vui vẻ), làm nổi bật giá trị của công ty về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Nguồn: playground.work

7. Fishburners (Sydney)

Fishburners là một tổ chức phi lợi nhuận nổi tiếng vì đã hỗ trợ cho sự phát triển của các công ty khởi nghiệp Úc. Là một nơi thường xuyên tổ chức các sự kiện và hội thảo, họ khuyến khích các thành viên (được gọi là Burn Burners) giúp đỡ lẫn nhau; các thành viên tập hợp trong không gian Fishburners cùng hợp tác và gắn kết lâu dài.

Logo là sự kết hợp của chữ, biểu tượng, hình tròn và khẩu hiệu. Phông chữ sans-serif màu xanh nhạt được làm tròn, mang đến sự rung cảm mạnh mẽ nhưng vẫn hết sức gần gũi. Biểu tượng thủy sinh nằm trong một vòng tròn màu xanh, giúp xác định bản chất của tên tổ chức. “Where startups start” (Nơi các công ty khởi nghiệp khởi sự) là một khẩu hiệu hoàn hảo để tổng hợp các giá trị và hoạt động cốt lõi của Fishburners.

Nguồn: startupdaily.net

8. Sosa (Tel Aviv)

SOSA (South of Salame) đặt mục tieu tạo ra một mạng lưới toàn cầu độc quyền, thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu với sự phát triển của các công ty. Từ HP đến Yahoo! Nhật Bản, SOSA sở hữu một danh sách rộng lớn các đối tác toàn cầu hàng đầu, cung cấp hỗ trợ trong việc đột phá ngành công nghiệp công nghệ.

SOSA đã đơn giản hóa trong cách thiết kế logo của họ. Họ sử dụng kiểu chữ tròn và màu trắng để tạo ra cảm giác tinh tế và kích thích cảm xúc. Chữ “O” gợi nhớ đến hình cái bàn trong phòng họp, và chữ “A” được kéo dài dán kín. Những đặc điểm này nhắc chúng ta nhớ về sự hợp tác và hiện đại của SOSA.

Nguồn: theculturetrip.com