Blog

5 lỗi thiết kế UX thường gặp doanh nghiệp nhất định phải biết

17/02/2024

Một website sẽ chỉ hoạt động tốt và để lại ấn tượng cho khách hàng khi có thiết kế UI và thiết kế UX tốt. Để tạo ra một thiết kế tương tác tốt, UX Designer cần phải có sự am hiểu nhất định để tránh được những “cạm bẫy” của thiết kế kém hiệu quả. Trong bài viết này, Bee Art sẽ bật mí cho các bạn 5 lỗi phổ biến UX Designer dễ mắc phải trong thiết kế tương tác. 

thiết kế UX.jpg

5 lỗi thiết kế UX thường gặp doanh nghiệp nhất định phải biết

Với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ, rất nhiều công việc hiện nay đều cần đến mobile app từ việc đặt phòng khách sạn đến ăn uống hay mua sắm. Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy ắp các thiết bị thông minh với những trang web với khả năng cuộn vô tận. Trong bối cảnh đó, để thiết kế một website có khả năng tương tác tốt, các doanh nghiệp sẽ cần phải hiểu rõ về thiết kế UX trước khi bắt tay vào việc tạo ra trải nghiệm người dùng mượt mà, thuận tiện và dễ tiếp cận. Điều này là cần thiết bởi hầu hết các trang web và ứng dụng ngày nay đều yêu cầu yếu tố tương tác tốt cũng như thân thiện với người dùng.

Chỉ với một sai lầm nhỏ trong khi phát triển app có thể khiến bạn bị chậm lại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt. Một lỗi thiết kế UX cơ bản cũng có thể khiến bạn mất đi cơ hội có thêm lợi nhuận kinh doanh.

5 lỗi thiết kế UX thường gặp  nhất định phải biết

1. Thiết kế UX kém vì lựa chọn điều hướng kém 

Khi bạn sử dụng một trang web hoặc mở ứng dụng, bạn dành rất nhiều thời gian để tìm kiếm một tùy chọn điều hướng, nhưng cuối cùng nó lại ở một vị trí không hề nổi bật. Đó là một ví dụ thực tế cho thiết kế UX kém chất lượng. Đặt những tùy chọn ở vị trí không nổi bật sẽ lãng phí một lượng lớn thời gian và năng lượng của người dùng. Cuối cùng, người dùng sẽ mất kiên nhẫn, họ có thể từ bỏ cả việc tìm kiếm lẫn sử dụng trang web hay ứng dụng của bạn.

Chính vì lí do này, các tùy chọn điều hướng nên được đặt một cách hợp lí và có tính toán, chúng có thể phản ánh những chức năng cơ bản của sản phẩm của bạn. Hãy nhớ, đừng khiến người dùng của bạn cảm thấy bối rối từ “bước làm quen”.

2. Thiết kế UX vận hành phức tạp và tính ứng dụng thấp

thiết kế ux 2.png

Thiết kế UX vận hành phức tạp là lỗi thường gặp khi thiết kế website

“Trái tim” của thiết kế UX là trải nghiệm người dùng. Đối với những người lần đầu tiên truy cập trang web của bạn hoặc sử dụng ứng dụng của bạn, nếu thiết kế UX của bạn quá phức tạp với họ, họ chắc chắn sẽ không thích. Đồng nghĩa, bạn đã tạo ra một thiết kế kém chất lượng. Mọi sản phẩm đều cần phải chú trọng đến khả năng sử dụng bởi lý do mà người dùng chọn sản phẩm của bạn là họ muốn dễ dàng đạt được mục tiêu và yêu cầu của họ. Giống như các nhà thiết kế UX, họ cũng cần xem xét khả năng sử dụng tích hợp của các giao diện để làm cho hệ thống cơ bản trở nên dễ hiểu và dễ sử dụng. Bên cạnh đó, ứng dụng cũng nên tổng hợp quy trình đa bước hoặc đa chương trình và biến đổi toàn bộ trải nghiệm thành một con đường tuyến tính duy nhất. Nếu người dùng phải bỏ nhiều thời gian để học cách sử dụng hệ thống và thực hiện các thao tác, họ có thể từ bỏ sản phẩm thiết kế kém chất lượng của bạn.

3. Kết nối tương tác trên website không phù hợp

Khi bạn tạo ra một thiết kế UX dễ vận hành, điều này có nghĩa là bạn đã đi được nửa chặng đường đến thành công. Tuy nhiên, khi chính thức bắt đầu triển khai trang web/ứng dụng, một số nhà thiết kế UX lại thường bỏ sót một số chi tiết. Một trong số đó chính là kết nối giữa các thao tác.

Đây là một ví dụ của thiết kế UX kém chất lượng: Người dùng muốn truy cập giao diện phản hồi nhưng sau khi nhấp vào tùy chọn, địa chỉ của công ty lại xuất hiện. Một chi tiết nhỏ cũng có thể quyết định thành công hay thất bại. Những lỗi như vậy sẽ khiến cho người dùng cảm thấy bạn và ứng dụng của bạn không chuyên nghiệp, sau đó là không uy tín. Nếu không phát hiện sớm, đến khi bạn nhận ra những sai lầm của mình, bạn đã bỏ lỡ mất rất nhiều ý kiến phản hồi từ người dùng. Điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của công ty bạn.

4. Sắp xếp các thành phần thiết kế UX lộn xộn, kém thẩm mỹ

Liệu bạn có thể có thiện cảm với những trang web với bố cục khó nhìn, font chữ lộn xộn hay các thao tác lằng nhằng khó sử dụng, khiến bạn loay hoay mỗi khi mở ra hay không? Câu trả lời là rất khó. Chính vì lí do này, để tối ưu hóa tính tương tác của trang web hoặc ứng dụng, Designer không thể phớt lờ tầm quan trọng của kiểu chữ và các thành phần có trong đó. Ví dụ, đôi khi, người dùng sẽ có nhu cầu mở hai cửa sổ popup để xem hai thông tin khác nhau cùng một lúc. Tuy nhiên, các Designer lại thường quên chỉnh kiểu chữ sao cho khớp trong trường hợp này, gây ra tình trạng một popup này nổi lên, che phủ lên popup khác, hoặc khi người dùng nhấp vào một cửa sổ popup, cửa sổ còn lại sẽ biến mất. Cuối cùng, để có thể tiếp cận cả hai thông tin, người dùng sẽ phải thoát khỏi một cửa sổ để mở một cửa sổ khác. Lặp đi lặp lại một hành động như vậy chắc chắn sẽ khiến cho người dùng cảm thấy không thoải mái, thậm chí là phiền phức. Trong trường hợp này, họ hoàn toàn có thể không quay lại trang web hay ứng dụng của bạn bởi trải nghiệm kém hiệu quả.

thiết kế UX 3.jpg

Thiết kế UX tốt sẽ đơn giản hóa thao tác của người dùng 

Như vậy, thiết kế UX không tối ưu có thể sẽ khiến các Designer bỏ lỡ những người dùng tiềm năng. Hãy nhớ, một thiết kế UX tốt sẽ đơn giản hóa thao tác của người dùng chứ không làm ngược lại.

5. Ý tưởng tương tác không hợp tác

Loại tư duy tương tác nào có thể được coi là không phù hợp? Nếu tư duy tương tác không thể đáp ứng thói quen tư duy và nhu cầu của người dùng thì đó sẽ là một tư duy tương tác kém chất lượng. Đây chính là điều sẽ dẫn đến việc Designer tạo ra một thiết kế UX kém chất lượng.

 Một trong những vẫn đề về tính logic trong thiết kế UX mà Designer dễ gặp phải là về thứ tự các tương tác. Ví dụ, nếu trong giao diện thanh toán, hai nút “Tiếp tục” và “Hủy bỏ” được đặt ở vị trí không phù hợp, dễ gây nhầm lẫn, điều này sẽ khiến cho người dùng đôi khi “trượt tay” nhấn sai yêu cầu, như vậy, họ sẽ phải lặp lại thao tác thanh toán một lần nữa. Điều này chắc chắn có thể gây ra sự không hài lòng cho một số người dùng. 

Tư duy tương tác phù hợp sẽ đảm bảo một quy trình thiết kế linh hoạt mà quy trình thiết kế linh hoạt phải dựa trên một công cụ tạo mẫu (prototyping) tuyệt vời. Các công cụ tạo mẫu xuất sắc nên có một số ưu điểm như các thành phần phong phú, thao tác dễ dàng và có tính nhân văn để đảm bảo rằng nhà thiết kế có tư duy, ý tưởng thiết kế tốt và tạo ra một thiết kế tương tác tuyệt vời, thân thiện với người dùng. Một số công cụ tạo mẫu phổ biến mà bạn có thể tham khảo là: Axure, Mockplus và Justinmind. Tùy thuộc vào nhu cầu và mức độ phức tạp của dự án, người sử dụng có thể lựa chọn giữa các ứng dụng này để tối ưu hóa quá trình thiết kế.

Tìm đơn vị thiết kế UX ở đâu?

Là đơn vị thiết kế chuyên nghiệp, Bee Art đã có hơn 10 năm kinh nghiệm thiết kế website đa lĩnh vực, đa ngành nghề. 

Với đội ngũ thiết kế trẻ trung, năng động, Bee Art luôn không ngừng cập những xu hướng thiết kế hàng đầu, cam kết mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Ngoài thiết kế website, Bee Art còn cung cấp dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, thiết kế logi, tư vấn đăng kí bảo hộ thương hiệu. Mục tiêu của Bee Art là cung cấp các thiết kế sáng tạo, chất lượng cao qua đó giúp bạn kết nối công việc kết nối kinh doanh của mình với khách hàng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. 


Liên hệ với Bee Art được tư vấn thiết kế ngay hôm nay!


>>> Xem thêm: Dịch vụ thiết kế website tại Bee Art

>>> Xem thêm: 5 điều mà các doanh nghiệp cần lưu ý trước khi thiết kế website (beeart.vn)


✆ Phone: 077.34567.18 

✉ Email: info@beeart.vn

🌏 Web: www.beeart.vn

🌏 FB: www.fb.com/beeart.vn

☞ Cơ sở 1: 110 Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội 

☞ Cơ sở 2: 66/ 40 Tân Quy Đông, Tân Phong, Q.7, TP. Hồ Chí Minh