Blog

Thiết kế Header cho Website và 4 cách ứng dụng cho doanh nghiệp 2024

20/05/2024

Thiết kế Header cho Website đặc biệt quan trọng vì nó thể hiện tổng thể nội dung của một trang web. Cùng Bee Art thảo luận về chức năng của một header đối với Website, tham khảo những lời khuyên khi thiết kế chúng, đồng thời xem xét các ý tưởng cũng như từng phương pháp tiếp cận khác nhau nhé!

thiet ke header 1.jpgThiết kế Header cho Website và 4 cách ứng dụng cho doanh nghiệp 2024

Thiết kế Header cho Website là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của một website. Header là phần đầu tiên mà người dùng nhìn thấy khi truy cập vào website. Một header được thiết kế đẹp mắt và chuyên nghiệp sẽ tạo ấn tượng tốt ban đầu, giúp thu hút và giữ chân người dùng. Thiết kế header đóng vai trò then chốt trong việc định hình trải nghiệm người dùng, củng cố thương hiệu và tối ưu hóa các chức năng của website. Chú trọng vào thiết kế header không chỉ giúp tạo ấn tượng tốt mà còn cải thiện hiệu quả sử dụng và tương tác của người dùng với website.

Thiết kế Header là gì?

Trong bố cục website, thiết kế header là phần trên cùng (đỉnh) của trang web. Header là khu vực giới thiệu về trang web, nơi mọi người nhìn thấy đầu tiên trước khi tìm hiểu sâu hơn. Header được xem như “lời mời gọi” với nhiệm vụ cung cấp thông tin cốt lõi về sản phẩm digital để người dùng có thể nắm bắt thông tin chỉ trong vài giây. Các tiêu đề thường được định vị trong «Site Menus» và là yếu tố quan trọng trong việc điều hướng bố cục trang web.

thiet ke header 2.png

Thiết kế Header là phần trên cùng của Website


Tưởng chứng như đây chỉ là một yếu tố đơn giản và không cần quá chú trọng khi thiết kế website, song header lại là khu vực bao gồm nhiều yếu tố layout nhất. Ví dụ: 

  • Các yếu tố cơ bản về nhận diện thương hiệu: logo, tên thương hiệu, slogan, linh vật, ảnh giới thiệu hoặc lãnh đạo, màu sắc của công ty, v.v. thường sẽ xuất hiện trong một thiết kế header

  • Kiểu chủ đề của sản phẩm hoặc dịch vụ

  • Liên kết đến các danh mục nội dung trang web cơ bản

  • Liên kết đến các mạng xã hội quan trọng

  • Thông tin liên hệ cơ bản (số điện thoại, e-mail, v.v.)

  • Trình chuyển đổi ngôn ngữ trong trường hợp giao diện đa ngôn ngữ

  • Trường tìm kiếm

  • Trường đăng ký

  • Liên kết để tương tác với sản phẩm như phiên bản dùng thử, tải xuống từ AppStore, v.v.

Điều này không có nghĩa tất cả các yếu tố đề cập trên đều được sử dụng trong cùng một thiết kế header, vì chúng có thể gây ra quá tải thông tin. Càng nhiều đối tượng thu hút sự chú ý của người dùng, càng khó tập trung vào trọng tâm. Dựa trên nhiệm vụ thiết kế và mục tiêu kinh doanh, nhà thiết kế, đôi khi cùng với các chuyên gia marketing cần quyết định lựa chọn chiến lược quan trọng và chọn chúng từ danh sách hoặc bổ sung thêm.

thiet ke header 3.jpg

Phần thiết kế header trên cùng nằm trong vùng nhận thức trực quan đầu tiên. Nó được chia thành hai khối, phần trung tâm sử dụng không gian trắng để phân tách hình ảnh

thiet ke header 4.jpg

Các yếu tố điều hướng trên thiết kế Header được xây dựng xung quanh logo và tên thương hiệu. Các liên kết được sắp xếp phù hợp để người dùng dễ dàng di chuyển đến thông tin cần thiết.

Tại sao thiết kế Header lại quan trọng trong thiết kế website?

Để lý giải tại sao thiết kế header lại quan trọng, điều đầu tiên cần xem xét khi thiết kế website đó là người dùng thường quét văn bản khi tương tác với trang web. Theo những nghiên cứu khác nhau, bao gồm các ấn phẩm của Nielsen Norman Group, nhóm UXPin và những người khác, có một số mẫu quét phổ biến cho các trang web, trong đó có 3 loại mẫu phổ biến nhất: Z, Zig-Zag và F.

thiet ke header 5.png

Mô hình Z tượng trưng cho thói quen lướt website của người dùng

Mô hình Z khá điển hình cho các trang web có sự trình bày thống nhất thông tin nhưng ít phân cấp hình ảnh. Nó đánh dấu bốn vùng hoạt động – và hai trong số chúng đi qua khu vực header.

thiet ke header 6.png

Mô hình Zig Zag tượng trưng cho thói quen lướt website của người dùng

Mô hình Zig-Zag điển hình cho các trang có khối nội dung được phân chia bằng hình ảnh. Mắt của người đọc đi từ trái sang phải bắt đầu từ góc trên bên trái và di chuyển qua tất cả các trang đến góc trên bên phải.

thiet ke header 7.jpg

Mô hình F tượng trưng cho thói quen lướt website của người dùng

Mô hình F được gọi là mẫu quét mắt phổ biến nhất, đặc biệt đối với các trang web có số lượng lớn nội dung. Đầu tiên người dùng sẽ quét một đường ngang ở trên cùng của màn hình, sau đó di chuyển xuống trang một chút và đọc dọc theo đường ngang trong một khu vực ngắn. Cuối cùng là một đường thẳng đứng phía bên trái của văn bản, nơi họ tìm các từ khóa trong các câu đầu tiên của đoạn văn. Nó thường dùng cho các trang có nhiều văn bản như blog, nền tảng tin tức, các bài xã luận theo chủ đề…

Tất cả mô hình được đề cập cho thấy quy trình quét sẽ bắt đầu ở khu vực ngang trên cùng của trang web - tức là khu vực thiết kế header. Vì vậy, sử dụng nó để hiển thị thông tin cốt lõi và xây dựng thương hiệu là một chiến lược hỗ trợ cả hai bên: người đọc quét dữ liệu chính một cách nhanh chóng trong khi trang web có cơ hội giữ chân người đọc nếu nó được hiển thị đúng cách. Đó là lý do cơ bản tại sao thiết kế header là một vấn đề thiết yếu đối với các nhà thiết kế UI/UX cũng như các chuyên gia về nội dung và quảng cáo.

Header có thể hỗ trợ trong việc trình bày dữ liệu cần thiết cho người dùng một cách nhanh chóng và cung cấp trải nghiệm người dùng tích cực thông qua điều hướng rõ ràng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi trang web đều cần tiêu đề. Có nhiều giải pháp sáng tạo mang đến các mẫu thiết kế hiệu quả. Mọi trường hợp thiết kế trang web đều cần phân tích và nghiên cứu đối tượng mục tiêu cho sản phẩm hoặc dịch vụ.

Cách ứng dụng thiết kế header ấn tượng cho doanh nghiệp năm 2024

Thiết kế header ấn tượng cho doanh nghiệp cần phải kết hợp các yếu tố thẩm mỹ, chức năng và xu hướng hiện đại để tạo ra trải nghiệm người dùng tốt nhất. Dưới đây là một số cách ứng dụng thiết kế header hiệu quả:

Khả năng đọc và phân cấp hình ảnh khi thiết kế Header

Việc lựa chọn kiểu chữ cho thiết kế header và màu nền phải được nghiên cứu và thử nghiệm nghiêm ngặt. Người dùng phải có khả năng quét và cảm nhận thông tin cơ bản này càng nhanh càng tốt mà không gặp nhiều khó khăn. Nếu không, giao diện sẽ không thân thiện với người dùng.

thiet ke header 8.png

Thiết kế header gồm tiêu đề là yếu tố trung tâm, hai liên kết hoạt động ở dạng cơ bản, liên kết đến chế độ trực tiếp và trường tìm kiếm


thiet ke header 9.png

Trang web này có bố cục được xây dựng trên hệ thống lưới đứt quãng, do đó thiết kế header phải tương ứng với cách trình bày này.

Một điều quan trọng nữa là có nhiều cách khác nhau để header chuyển đổi trong quá trình trải nghiệm. Một số trang web sử dụng thiết kế header cố định, luôn luôn hiển thị và hoạt động tại bất kỳ điểm tương tác nào; một số trang web ẩn header trong quá trải nghiệm. Ngoài ra còn có các trang web không ẩn hoàn toàn header nhưng thu nhỏ kích thước trong quá trình cuộn trang, có nghĩa là chúng ẩn thông tin phụ và chỉ để lại các yếu tố chính của bố cục.

1. Thiết kế header "menu hamburger"

Một giải pháp thiết kế header khá phổ biến là ẩn các liên kết cơ bản bằng nút hamburger.

thiet ke header 10.gif

Thiết kế header "menu hamburger"

Nút này thường được đặt trong header và được xem như đặc trưng của tương tác. Hầu hết người dùng truy cập và sử dụng trang web thường xuyên đều biết rằng nút này ẩn các danh mục dữ liệu chính. Menu hamburger giúp tiết kiệm không gian làm cho giao diện tối giản hơn nhưng vẫn đầy đủ dữ liệu.

thiet ke header 11.gif

Thiết kế header "menu hamburger"

thiet ke header 12.gif

Thiết kế header "menu hamburger"

Mặc dù menu hamburger vẫn có nhiều vấn đề gây tranh cãi trong thiết kế web và ứng dụng bởi tính trừu tượng cao, song chúng vẫn được sử dụng rộng rãi như một yếu tố của header. Vì vậy, quyết định về việc áp dụng nút hamburger nên được thực hiện sau khi nghiên cứu người dùng và định nghĩa về khả năng và nhu cầu của đối tượng mục tiêu.

2. Thiết kế header cố định

Thiết kế header cố định là một sự lựa chọn an toàn vì khả năng sử dụng và áp dụng hiệu quả. Trên thực tế, nó cung cấp cho người dùng khu vực điều hướng có sẵn tại bất kỳ điểm tương tác nào, điều này có thể hữu ích cho các trang có nội dung dài.

thiet ke header 13.jpg

Thiết kế header cố định

thiet ke header 14.jpg


Thiết kế header cố định


3. Thiết kế header menu đôi

Menu đôi trong thiết kế header có thể trình bày hai lớp điều hướng. Đây là ví dụ điển hình.

thiet ke header 15.jpg

Thiết kế header menu đôi

Header là vùng chiến lược quan trọng đối với bất kỳ trang web nào. Mỗi trường hợp cần có phương pháp tiếp cận riêng để tương thích với đối tượng mục tiêu cụ thể. Và đừng quên, nghiên cứu người dùng kĩ lưỡng luôn là cách tuyệt vời để đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho thiết kế header.

Tìm đơn vị thiết kế website ở đâu?

Là đơn vị thiết kế chuyên nghiệp, Bee Art đã có hơn 10 năm kinh nghiệm thiết kế website đa lĩnh vực, đa ngành nghề. 

Với đội ngũ thiết kế trẻ trung, năng động, Bee Art luôn không ngừng cập những xu hướng thiết kế hàng đầu, cam kết mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Ngoài thiết kế website, Bee Art còn cung cấp dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, thiết kế logo, tư vấn đăng kí bảo hộ thương hiệu. Mục tiêu của Bee Art là cung cấp các thiết kế sáng tạo, chất lượng cao qua đó giúp bạn kết nối công việc kết nối kinh doanh của mình với khách hàng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. 


Liên hệ với Bee Art được tư vấn thiết kế ngay hôm nay!


>>> Xem thêm: Dịch vụ thiết kế website tại Bee Art

>>> Xem thêm: 5 điều mà các doanh nghiệp cần lưu ý trước khi thiết kế website

✆ Phone: 077.34567.18 

✉ Email: info@beeart.vn

🌏 Web: www.beeart.vn

🌏 FB: www.fb.com/beeart.vn

☞ Cơ sở 1: 110 Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội 

☞ Cơ sở 2: 66/ 40 Tân Quy Đông, Tân Phong, Q.7, TP. Hồ Chí Minh