Blog

6 kiểu font chữ phổ biến trong thiết kế và tâm lý học font chữ

16/03/2024

Font chữ là một thành phần quan trọng trong thương hiệu, có tác động rất lớn đến "cảm xúc"  của khách hàng. Hãy cùng Bee Art tìm hiểu về 6 kiểu font chữ phổ biến trong thiết kế  và tâm lý học font chữ.

tam ly hoc font chu 1.jpg

Các kiểu font chữ phổ biến trong thiết kế  và tâm lý học font chữ

Trong thế giới ngày nay, nơi mà thông tin được truyền đạt qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, việc chọn lựa font chữ phù hợp đã trở thành một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua trong thiết kế đồ hoạ. Font chữ không chỉ đơn thuần là các ký tự để truyền tải văn bản, mà còn là một công cụ mạnh mẽ để truyền đạt cảm xúc, tạo ra ấn tượng và thiết lập sự nhận biết thương hiệu. 

Font chữ có khả năng truyền đạt thông điệp. Mỗi font chữ mang đậm một cái phong cách riêng, từ sự truyền thống, chính thống đến sự hiện đại, cá nhân. Sự lựa chọn font chữ phù hợp không chỉ giúp văn bản trở nên dễ đọc mà còn giúp truyền tải một thông điệp cụ thể. Ví dụ, sử dụng font chữ chuyên nghiệp và trang trọng có thể phù hợp với một bản báo cáo kinh doanh, trong khi một font chữ vui nhộn và phóng khoáng sẽ là lựa chọn thích hợp cho một thẻ mời tiệc.

Ngoài ra, font chữ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và củng cố nhận biết thương hiệu. Khi một font chữ được sử dụng liên tục trong các tài liệu, quảng cáo và trên các sản phẩm của một thương hiệu, nó tạo ra một hình ảnh nhận biết dễ nhận ra cho thương hiệu đó. Ví dụ, font chữ của Coca-Cola hay Nike đã trở thành biểu tượng của thương hiệu và không cần thêm bất kỳ logo nào khác để người tiêu dùng nhận biết.

Đồng thời, font chữ cũng góp phần vào việc tạo ra không gian và cảm xúc cho thiết kế đồ hoạ. Sự lựa chọn của font chữ có thể làm nổi bật một cảm xúc nhất định, từ sự vui vẻ, thoải mái đến sự nghiêm túc, trang trọng. Ví dụ, một font chữ vui nhộn và phóng khoáng có thể làm cho độc giả cảm thấy vui vẻ và thân thiện, trong khi một font chữ nghiêm túc và cổ điển có thể tạo ra một cảm giác nghiêm trang và uy nghiêm.

Các kiểu font chữ phổ biến trong thiết kế đồ hoạ

Trước khi đi sâu vào nội dung bài viết, cần phân biệt hai khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn, mặc dù chúng rất khác nhau, đó là: Typeface và Font. 

  • Typeface hay Font Family là một tổ hợp những font chữ có cùng điểm chung trong thiết kế, không chịu giới hạn về kích thước cũng như định dạng (Ví dụ: Arial là một kiểu Typeface)

  • Font thuộc Typeface và là biến thể của Typeface với định dạng xác định (Arial Regular, Arial Bold, hay Arial Italic...)

Về cơ bản, trong thiết kế đồ hoạ có 7 kiểu typeface. Mỗi typeface cũng có một tính cách riêng, một ý nghĩa riêng. Vì vậy, hiểu được thông điệp mà mỗi typeface truyền tải sẽ giúp quá trình lựa chọn kiểu chữ trở nên dễ dàng hơn.

1. Kiểu font chữ Serif

tam ly hoc font chu 2.jpg

Font chữ Serif

Serif là kiểu chữ có chân, là một đường thẳng hoặc một nét nhỏ trong thành phần của chữ. Serif truyền tải cảm giác truyền thống, cổ điển, sự tin tưởng và sang trọng. Font này phù hợp với các thương hiệu lâu đời, uy quyền và cao cấp trong một số ngành như thời trang, tài chính, bảo hiểm: Rolex, Tiffany & Co, Gucci, Generali…

2. Kiểu font chữ Sans Serif 

tam ly hoc font chu 3.jpg

Font chữ Sans Serif

Ngược lại với Serif, San Serif là kiểu chữ không chân với các cạnh mượt mà, gọn gàng. Kiểu chữ này mang đến cảm giác hiện đại, đơn giản, rõ ràng và thân thiện hơn. Loại font này thường được các thương hiệu về công nghệ, startup trẻ trung, sáng tạo lựa chọn: Microsoft, Panasonic, Facebook…

3. Kiểu font chữ Slab Serif 

tam ly hoc font chu 4.jpg

Font chữ Slab Serif

Là một biến thể của Serif, nhưng Slab Serif to và đậm hơn mang tới cảm giác mạnh mẽ, tự tin và nam tính. Các thương hiệu bia và xe hơi có xu hướng sử dụng kiểu chữ này: Heineken, Honda, Volvo… và ngay cả Rubyk cũng đang sử dụng kiểu chữ này.

4. Kiểu font chữ Decorative

tam ly hoc font chu 5.jpg

Font chữ Decorative

Font chữ Decorative là một kiểu font đặc biệt được thiết kế để thu hút sự chú ý và tạo ra sự ấn tượng mạnh mẽ. Đặc điểm chung của các font Decorative là chúng thường có những đặc tính độc đáo và phong phú, thường kết hợp các yếu tố hình ảnh, hoa văn, hoặc các trang trí phức tạp khác. Decorative phù hợp với các thương hiệu muốn thể hiện cá tính thương hiệu riêng và kết nối cảm xúc với đối tượng mục tiêu. Các thương hiệu như Fanta, LEGO, Disney, McDonald's và nhiều thương hiệu khác đã áp dụng typeface này.

5. Kiểu font chữ Handwritten

tam ly hoc font chu 6.jpg

Font chữ Handwritten

Handwritten là kiểu chữ viết tay, mang tính cá nhân, mang đến cảm giác thân thiện, gần gũi và vui tươi hơn các font chữ khác. Các thương hiệu như Barbie, Kellogg's, Harrods... đang sử dụng kiểu chữ này.

6. Kiểu font chữ Script 

tam ly hoc font chu 7.jpg

Font chữ Script

Script là một kiểu font chữ viết tay, Script gợi lên cảm giác thanh lịch, duyên dáng, gần gũi nhưng không kém phần khác biệt. Kiểu chữ này thích hợp với các thương hiệu liên quan đến mỹ phẩm, thời trang và nghệ thuật... Một số thương hiệu sử dụng kiểu chữ này có thể kể đến: Kiehl's, Coca-Cola, Instagram, Cadbury. 

Cách lựa chọn font chữ phù hợp với thương hiệu

Font chữ là một thành phần quan trọng của thương hiệu. Lựa chọn đúng kiểu văn bản có tác động rất lớn đến "cảm xúc" và có thể kết nối người tiêu dùng với khía cạnh tốt nhất của thương hiệu.

Font chữ không chỉ giúp thương hiệu trở nên độc đáo và dễ nhận diện mà còn truyền tải các giá trị của thương hiệu. Việc sử dụng font chữ phù hợp sẽ giúp cho thương hiệu trở nên chuyên nghiệp, sáng tạo, tinh tế, độc đáo hơn. Font chữ cũng có thể truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và đầy đủ hơn.

Thực tế, rất nhiều thương hiệu lớn trên thế giới chỉ sử dụng chữ trong logo của họ chứ không phải hình ảnh, điều này cho thấy kiểu chữ có thể có tác động mạnh mẽ như thế nào.

tam ly hoc font chu 8.png

Font chữ là một thành phần quan trọng của thương hiệu

Để lựa chọn font chữ phù hợp với thương hiệu, cần xem xét các yếu tố như: tính cách của thương hiệu, đối tượng khách hàng, mục đích sử dụng… Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi chọn font chữ cho thương hiệu:

  • Chọn font chữ đồng nhất và dễ nhận diện: Sử dụng một hoặc hai font chữ đồng nhất trên tất cả các kênh truyền thông của thương hiệu sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng nhận ra thương hiệu của bạn hơn.

  • Tránh sử dụng quá nhiều font chữ khác nhau: Sử dụng quá nhiều font chữ khác nhau vừa làm cho thương hiệu của bạn trở nên rối rắm, khó nhớ với khách hàng vừa trở nên kém nổi bật và không ấn tượng.

  • Chọn font chữ dễ đọc: Các phông chữ trong nội dung không phải lúc nào cũng to và đậm như tiêu đề, nhưng chúng phải dễ đọc trong nháy mắt, bởi người dùng không có nhiều thời gian cho việc mày mò tìm đọc một thiết kế rối mắt.

  • Chọn font chữ có nhiều trọng số: Một phông chữ có thể có nhiều trọng số, chẳng hạn như Weight (Regular, medium, bold, heavy), Width (narrow, condensed, extended), Size, Italics/Underline, Outline stroke. Chọn một phông chữ có nhiều trọng số là rất quan trọng để xây dựng một hệ thống phân cấp văn bản hấp dẫn trực quan. Bởi mỗi một thay đổi nhỏ cũng tạo nên khác biệt lớn cho mục tiêu muốn truyền tải.

Gợi ý cách kết hợp kiểu chữ hiệu quả

Kết hợp nhiều phông chữ với nhau giống như mua sắm quần áo. Cái này phải bổ sung cho cái kia để thể hiện cá tính thương hiệu của bạn trong cái nhìn tổng thể. Bởi mỗi phông chữ đều có một đặc điểm và cá tính riêng, nên khi chọn phông chữ cho doanh nghiệp, bạn bắt buộc phải chọn những phông chữ phù hợp với bản sắc thương hiệu của mình.

Mặc dù không có quy định cụ thể số lượng font chữ trong mỗi logo, nhưng thông thường trong mỗi logo chỉ sử dụng từ 1-3 loại để không gây rối mắt và truyền tải thông điệp một cách thống nhất. Tuy nhiên cần cân nhắc kỹ nếu muốn sử dụng 3 font chữ trong logo, bởi phần nhận diện có vẻ khó nhớ, điều này thường xuất hiện ở các logo thương hiệu nhỏ, chưa có định hướng rõ ràng về thương hiệu của mình. Bây giờ, chúng ta hãy xem xét một số cách kết hợp các cặp kiểu chữ hoạt động tốt nhất cho thương hiệu:

  • Serif + Sans: Serif Sự kết hợp giữa Serif và Sans Serif là một trong những kiểu phổ biến nhất. Các thương hiệu sử dụng sự kết hợp này để tạo ra một thiết kế rõ ràng, sắc nét và dễ nhìn. Các đặc tính hiện đại của Sans Serif hoàn toàn phù hợp với mức độ dễ đọc và đáng tin cậy của Serif. Điều quan trọng khi lựa chọn cách kết hợp này là phân chia vai trò tiêu đề - phụ đề cho hợp lý để thiết kế nổi bật và ấn tượng hơn.

  • Sans Serif + Script: Kiểu chữ Script tạo nên sức hút trực quan rất tốt cho thương hiệu, tuy nhiên chúng thường không được dùng trong nội dung văn bản vì không dễ đọc. Như một cách để bổ sung tính chất sáng tạo cho thiết kế, kiểu chữ Script kết hợp với Sans Serifs sẽ mang lại cho thiết kế một cái nhìn độc đáo.

  • Sans Serif + Sans Serif Cùng một typeface Sans Serif, chỉ cần thay đổi các yếu tố về độ mỏng-dày, độ đậm-nhạt, độ to-nhỏ, độ cao-thấp bạn có thể tạo ra những biến đổi rõ rệt cho thông điệp muốn truyền tải.

Tìm đơn vị thiết kế ở đâu?

Là đơn vị thiết kế chuyên nghiệp, Bee Art đã có hơn 10 năm kinh nghiệm thiết kế đồ hoạ đa lĩnh vực, đa ngành nghề, đáp ứng các xu hướng thiết kế mới nhất. 

Với đội ngũ thiết kế trẻ trung, năng động, Bee Art luôn không ngừng cập những xu hướng thiết kế hàng đầu, cam kết mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Ngoài thiết kế logo, Bee Art còn cung cấp dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, thiết kế website, tư vấn đăng kí bảo hộ thương hiệu. Mục tiêu của Bee Art là cung cấp các thiết kế sáng tạo, chất lượng cao qua đó giúp bạn kết nối công việc kết nối kinh doanh của mình với khách hàng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. 

Với hơn 6000 dự án đã hoàn thành, hơn 4000 thương hiệu được ra đời và 100% khách hàng đánh giá 5 sao, Bee Art là sự lựa chọn cực kì hợp lý nếu bạn mong muốn.

>>> Xem thêm: Dịch vụ thiết kế logo tại Bee Art

>>> Xem thêm:  Hé lộ 23 mẫu thiết kế logo kiến trúc ấn tượng năm 2022 (

>>> Xem thêm: Gợi ý 27 mẫu thiết kế logo nha khoa ấn tượng năm 2022


✆ Phone: 077.34567.18 

✉ Email: info@beeart.vn

🌏 Web: www.beeart.vn

🌏 FB: www.fb.com/beeart.vn

☞ Cơ sở 1: 110 Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội 

☞ Cơ sở 2: 66/ 40 Tân Quy Đông, Tân Phong, Q.7, TP. Hồ Chí Minh