Blog

5 kiểu font chữ thường gặp và ảnh hưởng tới tâm lý thị giác trong thiết kế

06/02/2024

Font chữ là một trong những yếu tố quan trọng trong thiết kế. Font chữ ảnh hưởng đến người đọc, giúp họ cảm nhận được văn bản, sản phẩm, hay thậm chí là toàn bộ trang web. Do đó, việc lựa chọn font chữ thích hợp sẽ giúp gia tăng sự trải nghiệm của khách hàng hay người sử dụng sản phẩm.

font chữ thiết kế.png5 kiểu font chữ thường gặp và ảnh hưởng tới tâm lý thị giác trong thiết kế

Với con người, hình ảnh không chỉ đơn giản là màu sắc và hình dạng. Những gì mà não bộ con người tiếp nhận còn bao gồm cả chữ cái. Tuy nhiên, từ trước đến nay, so với các hình ảnh, biểu tượng, chữ cái thường được đánh giá là khô khan và khó ghi nhớ hơn xong lại là một phần mà tất cả các thiết kế khi muốn truyền tải nội dung tới khách hàng. Chữ cái được biểu hiện ra sao có tác động rát lớn tới suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của con người. Chính vì vậy, không chỉ người làm thiết kế mà các doanh nghiệp cũng cần phải hiểu được tâm lý học thị giác để có thể thuyết phục khách hàng.   

Đối với các doanh nghiệp, sự hiểu biết về tâm lý học trong font chữ nói riêng và thiết kế nói chung sẽ quyết định thương hiệu của họ đáng nhớ như thế nào trong tâm trí khách hàng. Khi khách hàng nhìn thấy một ấn phẩm của doanh nghiệp, font chữ có thể gợi lên sự chuyên nghiệp, thân thiện, hiện đại, truyền thống, hoặc bất kỳ tâm trạng nào mà thương hiệu muốn truyền tải. Việc chọn sai font chữ có thể khiến thương hiệu trở nên khó nhớ hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Font chữ có ảnh hưởng tới tâm lý thị giác như thế nào?

Lựa chọn 1 font chữ phù hợp, doanh nghiệp có thể trở thành một phần của nhận thức tiềm thức của khách hàng. Khi họ nhìn thấy hoặc nghe về thương hiệu, họ sẽ tự động nghĩ đến hình ảnh và cảm xúc mà thương hiệu muốn truyền tải. Điều này là mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp: tạo ra một thương hiệu mà khách hàng sẽ luôn nhớ và lựa chọn.

Font chữ là các yếu tố trực quan được sử dụng để truyền thông tin hoặc hiển thị nội dung cho người đọc. Font chữ cũng mang cho mình một thông điệp ẩn để thay đổi cách người đọc cảm nhận về bất kỳ nội dung chính nào đó trong văn bản.

Khi được khai phá tiềm năng, font chữ có thể làm cho một thương hiệu trở nên đáng tin cậy, thân thiện, hoặc truyền cảm hứng hơn - và tác động mạnh mẽ lên tâm lý người tiêu dùng. Ngoài ra, các thiết kế có thể ứng dụng font chữ để định hình phản ứng cảm xúc của cá nhân với một thương hiệu.

5 kiểu font chữ thường gặp trong thiết kế

Có hàng ngàn font chữ được tạo ra nhưng về cơ bản chỉ có 5 kiểu font chữ: Serif, Sans Serif, Slab Serif, Decorative và Scripts. Mỗi kiểu font chữ sẽ có những đặc điểm khác nhau. Hãy cùng Bee Art tìm hiểu về 5 kiểu font chữ này nhé!

1. Font chữ Serif ổn định 

Hiểu đơn giản, Serif là các chữ có ít dòng, nét hoặc có chân trên các mẫu chữ. Sự phổ biến của font chữ này đến từ các chân trên các mẫu chữ, nó tạo những nét chữ thanh lịch, mang theo sự truyền thống, trí tuệ, trang trọng

 Đây là một kiểu chữ cổ điển và được sử dụng trong các cơ quan hành chính và giới hàm lâm do tính chất trang trọng và vẻ trang nhã của font chữ này mang lại. Một font chữ Serif mà bất kì người Việt Nam nào cũng sử dụng đó chính là font chữ Times New Roman quen thuộc được sử dụng trong tất cả các văn bản của Việt Nam. 

Nếu bạn muốn thương hiệu của bạn sở hữu những yếu tố thanh lịch, trang trọng, truyền thống, ổn định, cổ điển thì chắc chắn bạn nên sử dụng font chữ Serif.

font chữ thiết kế 1.png

Ví dụ một số thương hiệu nổi tiếng sử dụng font chữ Serif trong logo: Wikipedia, TIME, CBS News, Gap, Dior, Rolex, Vogue, Tiffany & Co, ZARA. 

Gợi ý một số font chữ Serif đẹp để bạn có thể ứng dụng trong thiết kế: Baskerville, Addington, Garamond, Caslon.


2. Font chữ San Serif thân thiện 

Khác với những font chữ Serif với chân chữ cứng cáp, font chữ San Serif gạt bỏ những đường nét không cần thiết. Vì vậy font chữ San Serif thường đại diện cho sự thân thiện, cởi mở. Đó là lý do nhiểu nền tảng mạng xã hội như Youtube, Facebook hay LinkedIn lựa chọn kiểu font chữ này cho logo thương hiệu của họ. Nếu thương hiệu của bạn có tệp khách hàng rộng ví dụ như công ty logistic hay các đơn vị kinh doanh mặt hàng bán lẻ thì chắc chắn bạn nên lựa chọn font chữ Serif cho thiết kế logo của thương hiệu. 

font chữ thiết kế 2.png

Ví dụ một số thương hiệu nổi tiếng sử dụng font chữ San Serif trong logo: Nike, Apple, Facebook, Microsoft, Dropbox, Spotify, FedEx, National Geographic

Gợi ý một số font chữ San Serif đẹp để bạn có thể ứng dụng trong thiết kế: Arial, Modelica, Open Sans.


3. Font chữ Slab Serif mạnh mẽ

Font chữ Serif dạng Slab là một dạng chữ táo báo và đậm hơn so với font Serif thông thường. Đây là một font chữ quyết đoán mạnh mẽ, phù hợp với các doanh nghiệp thực tế và đáng tin cậy. Nó thường dày hơn ở các phần đường viền, font Slab Serif thừa hưởng sự ổn định và truyền thống của Serif, nhưng cũng táo bạo và độc đáo hơn.

Font Slab Serif thường có cảm giác nam tính và xù xì hơn. Các công ty xe hơi và điện tử có thể sử dụng nó để truyền đạt cảm giác nam tính, mạnh mẽ trong thương hiệu của họ.

font chữ thiết kế 3.png

Ví dụ một số thương hiệu nổi tiếng sử dụng font chữ Slab Serif trong logo: Sony, Honda, Volvo, IBM, Coach

Gợi ý một số font chữ Slab Serif đẹp để bạn có thể ứng dụng trong thiết kế: Rockwell, Detroit, Darius, BW Glenn Slab


4. Font chữ Decorative sáng tạo

Font chữ Decorative rất là độc đáo và hầu hết thường được sử dụng trong mục đích quảng cáo. Do đó, kiểu chữ này không có sự phân loại một cách chính thức như những kiểu font chữ trước. Điển hình là font chữ này dùng để trang trí các yếu tố từ các kiểu chữ lớn hơn và sáng tạo kết hợp chúng lại với nhau để tạo ra những kết quả vô cùng ấn tượng với font chữ này. Bản chất sáng tạo và đặc điểm độc đáo làm cho họ font chữ này là một sự lựa chọn dành cho bạn nếu bạn thích tính đột phá.

font chữ thiết kế 4.png


5. Font chữ Scripts vui nhộn

Font chữ Script có dạng chữ viết tay và nghiêng về các cảm xúc ngây thơ hoặc mơ mộng, tuỳ theo vào phong cách và ngữ cảnh. Các font chữ theo phong cách viết tay truyền thống này mang đến cảm giác sang trọng, tinh tế, và thường được các thương hiệu sang trọng cao cấp sử dụng.

Sự liên kết với tuổi trẻ cũng khiến cho font Scripts được sử dụng cho các bao bì kẹo và các thực phẩm cho trẻ em, chẳng hạn như ngũ cốc hoặc nước ngọt. Áp phích và biển quảng cáo cũng có thể dùng font Scripts để thêm phần thú vị.

font chữ thiết kế 5.png

Về mặt tâm lý, các font Scripts có khả năng tác động đặc biệt. Đôi khi, các font này còn đem đến cảm giác hoài cổ, vì chúng đã được sử dụng rất phổ biến cho các thương hiệu vào những năm 50. Các thương hiệu như Rayban và Cocacola vẫn giữ font chữ dạng này để củng cố mối liên hệ giữa quá khứ và hiện tại để khai tác tâm lý người dùng.

Ví dụ một số thương hiệu nổi tiếng sử dụng font chữ Scripts trong logo: Disney, Mailchimp, Ray-Ban, Coca-Cola, Reese’s, Pinterest, Virgin, Kellogg’s, Budweiser, Cartier.

Gợi ý một số font chữ Scripts đẹp để bạn có thể ứng dụng trong thiết kế: Seldom, Sinisuka


Có nhiều cách khác nhau để tìm một font chữ thích hợp, có thể bao gồm từ việc chọn họ font chữ chung (serif, sans-serif, script) đến chọn font chữ cụ thể. Tuy nhiên, khi xem xét lựa chọn các font chữ cho thiết kế, điều quan trọng nhất là nội dung trình bày của bạn phải phù hợp với cách mà bạn muốn khách truy cập cảm nhận về trang web của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng khác cần lưu ý, đó là không chọn quá nhiều font chữ và duy trì trong các họ font chữ thường được sử dụng cho hầu hết các phần. Để tạo sự nổi bật và thu hút trước các thương hiệu, bạn hãy thử nghiệm với các font chữ sáng tạo để có thể truyền đạt rõ hơn nữa những thông điệp sâu sắc của thương hiệu bạn nhé!


Nếu bạn đang cần tìm kiếm đơn vị thiết kế cho doanh nghiệp của bạn, hãy liên hệ ngay với Bee Art để được tư vấn và sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng nhé 


 >>> Xem thêm: Dịch vụ thiết kế logo tại Bee Art

 >>> Xem thêm: Dịch vụ nhận diện thương hiệu tại Bee Art


THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Hotline/ Zalo: 077 34567 18

Email: info@beeart.vn

Website: www.beeart.vn

Add 1: 110 Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.

Add 2: 66 đường 40, Tân Quy Đông, Tân Phong, Quận 7, TP.HCM.