Blog

5 Logo Nổi tiếng được tạo ra từ Giấy ăn

18/01/2019

Logo có thể mang vẻ ngoài ngọt ngào, cực ngầu, mềm mại, sắc sảo, khác biệt nhưng cùng lúc cũng vô cùng gần gũi. Nói cách khác, logo mang rất nhiều cá tính chứa vào một khoảng không gian nhỏ.

Nhưng trái ngược với điều chúng ta dễ lầm tưởng, các logo tuyệt vời nhất không phải luôn được tạo ra từ máu, mồ hôi, nước mắt của quá trình tìm hiểu, những đêm không ngủ để phát triển ý tưởng hay hàng trăm hàng ngàn bản nháp. Đôi khi đó là thành quả của những phút giây giây điên cuồng đầy cảm hứng, ngồi vẽ nghệch ngoạc trên giấy ăn. Và dưới đây là năm logo nổi tiếng đã được tạo nên theo cách đó!

1. CN (1960) 

Cảm hứng tạo nên logo của Đường sắt Quốc gia Canada đã đến với Allan Fleming trong chuyến bay tới New York sau nhiều giờ ông suy ngẫm hàng loạt ý tưởng khác nhau. Cùng với một tờ giấy ăn, trí tưởng tượng bùng cháy và mục tiêu tạo ra một hình ảnh với chất lượng vượt thời gian, ông đã vẽ vội vài nét đơn giản và phần còn lại của câu chuyện thuộc về lịch sử!

Trước khi qua đời vào năm 1977, Fleming nói “Tôi cho rằng biểu tượng này sẽ tồn tại thêm ít nhất 50 năm nữa. Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ cần bất kỳ sửa đổi nào, đơn giản vì biểu tượng này được thiết kế cho tương lai. Tính tối giản của biểu tượng này sẽ đảm bảo cho độ bền với thời gian.” Tính đến nay logo này đã có tuổi thọ là 59 và vẫn chưa có dấu hiệu nghỉ hưu!

Nguồn: The Logo Smith

2. Chupa Chups (1969)

Ít ai biết rằng biểu tượng logo hình bông hoa cúc của Chupa Chups là do nghệ sĩ thuộc trường phái siêu thực nổi tiếng Salvador Dali tạo ra. Theo như Wikipedia, Chupa Chups từng có tên là Gol với ý tưởng rằng viên kẹo mút chính là quả bóng, miệng chúng ta là lưới và khi mút kẹo, bạn ghi điểm. Ơn trời, nhà sáng lập Enric Bernat đã đổi tên và thuê Dali giúp đỡ trong quá trình xây dựng lại thương hiệu vào năm 1969.

Truyền thuyết kể rằng Dali đã vẽ liên tục trong hơn một giờ cho đến khi tạo ra được một biểu tượng logo mà vẫn được dùng cho đến hơn 50 năm sau đó và chỉ trải qua một vài lần sửa đổi (logo được dùng ngày nay là do Tổ chức Landor sửa lại vào năm 1988). Nhiều nguồn tin cho biết Dali đã yêu cầu logo phải được đặt trên đỉnh viên kẹo thay vì ở bên cạnh để người dùng luôn có thể thấy được hình dạng trọn vẹn của logo. Quyết định này đã góp phần tạo nên sự quyến rũ trường tồn của Chupa Chups!

 

Nguồn: chupachups.com

3. Citibank (1998)

Paula Scher đã tạo ra logo Citibank (hay còn thường được gọi là chiếc khăn ăn trị giá 1,5 triệu đô la) vào năm 1998 khi Citicorp sáp nhập với Traveler’s Group để thành lập Citigroup. Tại thời điểm này, Pentagram, một doanh nghiệp thiết kế có trụ sở tại New York đã được đưa thuê để tạo logo cho bộ phận người tiêu dùng mới của Citigroup - Citibank.

Trước khi bắt tay vào làm việc, Scher cùng nhóm của mình đến gặp các quan chức tại Citibank để cùng thảo luận về điều họ mong chờ ở logo mới này. Cô bắt đầu phác thảo trong khi họ nói, và năm phút sau, cô nói “Đây là logo của các anh”, và cho họ xem bản phác thảo bên dưới. Và đây, không hề quá lời chút nào, chính là chiếc khăn giấy trị giá 1,5 triệu đô la.

 

Nguồn: medium.com/@nedwin

4. Virgin (1979)

Logo gốc theo trường phái siêu thực và bí ẩn của Virgin vốn được thiết kế bởi nghệ sĩ người Anh - Roger Dean với hình ảnh hai cô nàng khỏa thân ngồi bên một chú rồng đang uốn lượn thân cây. Vào năm 1977, công ty cho rằng logo này không thể phản ánh mục tiêu tương lai của họ và rằng họ cần một hướng đi mới.

Richard Branson đã mời một nhà thiết kế trẻ (đến nay vẫn chưa rõ danh tính!) đến nhà thuyền của mình để bàn về các lựa chọn thiết kế logo mới. Giữa cuộc thảo luận, nhà thiết kế đã viết nguệch ngoạc chữ “Virgin” trên khăn ăn và Branson ngay lập tức phải lòng tinh thần, năng lượng và sự đơn giản mà logo này mang lại. Chỉ với một vài thay đổi nhỏ trong vài năm vừa qua, logo của Virgin gần như vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

 

Nguồn: Virgin.com

5. I Love NY (1975) 

Thập niên 70, New York rơi vào tình trạng vô cùng tồi tệ. Tội phạm tăng vọt, ngành du lịch dường như đã biến mất và thành phố có thể phá sản bất kỳ lúc nào. Trong tuyệt vọng, Bộ Phát triển Kinh tế đã thuê công ty quảng cáo Wells Rich Greene để tạo ra một chiến dịch giúp thành phố đổi mới với nguồn năng lượng tích cực.

Lúc đầu, họ tạo ra khẩu hiệu “Tôi yêu New York” cùng với các quảng cáo trên truyền hình theo chủ đề Broadway. Nhưng họ vẫn cần một logo, và đó là khi nhà thiết kế Milton Glaser được tuyển dụng để trợ giúp. Ông cùng ngồi họp với công ty Wells Rich Green và tại đây, ông đã tạo nên một logo mà sau đó trở thành biểu tượng văn hóa toàn cầu (nói nhỏ: ông đã vẽ nguệch ngoạc trên một chiếc phong bì, không phải khăn ăn).

Nguồn: Moma.com