Blog

6 bài học từ các thương hiệu lớn về thời điểm thay đổi slogan

28/09/2023

Những thương hiệu lớn luôn biết cách thích nghi và thay đổi để duy trì sự mới mẻ và sáng tạo trong mắt khách hàng. Một trong những cách họ thể hiện điều này là thông qua việc thay đổi slogan của họ theo thời gian. Dưới đây là 6 bài học quý báu từ các thương hiệu lớn về thời điểm thay đổi slogan.


blog thumbnail.png

Khi nào cần thay đổi slogan?

Vì sao cần phải thay đổi slogan?

Slogan hay khẩu hiệu là một câu văn ngắn chứa đựng thông điệp mô tả tính chất sản phẩm/dịch vụ, hoặc truyền tải những giá trị mà thương hiệu đó mang đến cho khách hàng. Câu slogan thường mang ý nghĩa cổ vũ, động viên khách hàng, hay cũng có thể là diễn tả lời hứa, hướng phát triển của doanh nghiệp. Slogan giúp mọi người dễ dàng nhận diện được thương hiệu. Do đó, không chỉ với những thương hiệu lớn mà những doanh nghiệp, câu lạc bộ, hội nhóm và thậm chí là cá nhân hiện nay cũng đã tự xây dựng cho mình những câu slogan độc đáo. Slogan có thể được tồn tại dưới nhiều sắc thái nhẹ nhàng, hùng hồn, mạnh mẽ,... Và đôi khi, slogan còn giúp cho người nghe tưởng tượng chính mình đang trực tiếp trải nghiệm sản phẩm.

Khi một doanh nghiệp mở rộng, thay đổi hay chuyển hướng kinh doanh sẽ đều cần đổi slogan so cho phù hợp. Dù câu slogan đó có thể phù hợp với doanh nghiệp vào thời điểm đó nhưng sau khi phát triển, sẽ có những câu slogan không còn phù hợp, vậy tất yếu là doanh nghiệp cần phải đổi slogan. 

Tuy nhiên, lựa chọn thời điểm đổi slogan sao cho phù hợp vẫn là điều mà nhiều doanh nghiệp đau đầu. Có những phi vụ thay đổi slogan không những làm mới thương hiệu trong mắt khách hàng mà thậm chí còn khiến nhận diện thương hiệu trở nên khó hiểu và rối rắm trong nhận thức của khách hàng. 

Hãy cùng Bee Art nghiên cứu case study từ những trường hợp thay đổi slogan thành công nhất và 6 bài học từ các thương hiệu lớn về thời điểm thay đổi slogan nhé!

6 bài học từ các thương hiệu lớn về thời điểm thay đổi slogan 

Vậy khi nào thì doanh nghiệp nên thay đổi slogan?

1. Thay đổi slogan khi doanh nghiệp phát triển

Thời gian là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến slogan, một số doanh nghiệp thức thời thường thay đổi slogan, tagline cho phù hợp với phong cách và sự phát triển của thị trường hiện tại. Slogan đầu tiên của FedEx nhấn mạnh vào chất lượng của dịch vụ chuyển phát bưu kiện mà hãng này cung cấp. Qua thời gian cùng sự phát triển của thương mại điện tử, công ty này đã chuyển trọng tâm trong slogan sang “world”.

blog 1.png

Qúa trình Fed Ex thay đổi slogan do Bee Art tổng hợp

2. Thay đổi slogan khi chiến lược của doanh nghiệp thay đổi

Khi chiến lược của doanh nghiệp thay đổi, một cách gián tiếp để thông báo về sự thay đổi này đến truyền thông, đại chúng đó là thay đổi slogan, tagline. Điển hình trong trường hợp này là Verizon. Trọng tâm chiến lược của doanh nghiệp này đã chuyển từ chất lượng cuộc gọi sang tốc độ di động với slogan “rule the air”.

blog 2.png

Qúa trình Verizon thay đổi slogan do Bee Art tổng hợp

3. Thay đổi do đặc thù ngành nghề

Các nhãn hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) là các hãng có sự thay đổi slogan thường xuyên nhất. Nhìn vào sự thay đổi chóng mặt của các hãng nổi tiếng dưới đây cũng đủ hiểu tính chất của các mặt hàng này. Họ luôn cần thay đổi theo thị hiếu người tiêu dùng, cũng như bắt kịp, đi trước hoặc tạo ra xu hướng.

blog 3.pngCác thương hiệu đồ ăn nhanh thay đổi slogan rất nhiều lần

4. Khi đối thủ cạnh tranh trực tiếp thay đổi slogan 

Coca – cola ra mắt thị trường vào năm 1886, theo sau là Pepsi năm 1898. Hơn 1 thế kỷ qua cả hai thương hiệu này luôn trong trạng thái cạnh tranh với nhau. Do có mùi vị khá giống nhau khiến người tiêu dùng không thể phẩn biệt được nên các công ty quảng cáo không thể nhấn mạnh vào sự khác biệt về sản phẩm giữa 2 doanh nghiệp này. Chính vì thế mà họ buộc phải đầu tư vào chất lượng của slogan để tạo ra sự khác biệt trong cuộc chạy đua. Cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu lớn thường dẫn đến việc thay đổi slogan để thích nghi với thị trường và khách hàng. Cả hai thương hiệu đã phải đối mặt với cuộc đua thay đổi slogan để tạo ra thông điệp mạnh mẽ hơn và nắm bắt được tâm trí của khách hàng. Bảng dưới đây là sự thay đổi slogan trong cuộc chiến chưa có hồi kết của Coca và Pepsi.

blog 4.pngCoca Cola và Pepsi thay đổi slogan để cạnh tranh với đối thủ

5. Thay đổi khi slogan không đạt hiệu quả

Đôi khi, một thương hiệu có thể phải đối mặt với tình huống mà slogan hiện tại của họ không đủ mạnh mẽ hoặc không còn phản ánh đúng giá trị cốt lõi của họ. Trong trường hợp này, việc thay đổi slogan trở thành một bước cần thiết. 

Pepsi, một trong những thương hiệu nước ngọt hàng đầu thế giới, đã lâu nay được biết đến qua slogan "The Choice of a New Generation" (Lựa chọn của Thế hệ mới). Slogan này đã tồn tại từ năm 1983 và được thiết lập trong bối cảnh cuộc cạnh tranh khốc liệt với đối thủ cận kề, Coca-Cola. Pepsi quyết định thay đổi slogan của mình và ra mắt "For The Love of It" (Vì Niềm đam mê) vào năm 2019. Slogan mới này mang thông điệp đơn giản hơn, tập trung vào niềm đam mê chung của mọi người đối với sản phẩm của họ. Nó thúc đẩy ý tưởng rằng việc thưởng thức Pepsi là về niềm vui và niềm đam mê, không phụ thuộc vào độ tuổi hay thế hệ.Slogan "For The Love of It" đã giúp Pepsi thay đổi hình ảnh của mình và trở nên thân thiện và gần gũi hơn với tất cả mọi người. Slogan này đã giúp Pepsi duy trì vị trí dẫn đầu trong ngành nước ngọt và tạo ra một sự kết nối mạnh mẽ hơn với khách hàng đa dạng.

6 Thay đổi là không thay đổi

Một số thương hiệu nổi tiếng đã chọn giữ nguyên slogan của họ qua nhiều thập kỷ, vì họ thấy rằng đó là một phần quan trọng của thương hiệu. Mặc dù thế giới thay đổi, các thương hiệu này tin rằng slogan của họ đã trở thành một phần của danh tiếng và nhận diện của họ.

blog 5.png

Nike, De Beer và McDonnal's đã không thay đổi slogan sau nhiều năm

Thương hiệu thể thao lớn Nike đã sử dụng slogan "Just Do It" từ năm 1988. Slogan này đã trở thành biểu tượng của Nike và tạo ra sự kết nối mạnh mẽ với người tiêu dùng. Mặc dù Nike đã thay đổi chiến lược tiếp thị và sản phẩm, họ vẫn giữ nguyên slogan "Just Do It" vì nó thúc đẩy tinh thần thể thao, động viên người tiêu dùng thực hiện mục tiêu của họ.

Hay trường hợp của McDonnald’s. Năm 1975, McDonald's đã sử dụng slogan "I'm Lovin' It." Slogan này tập trung vào niềm vui và sự hài lòng khi thưởng thức thức ăn của họ. Mặc dù thay đổi thị trường và sự cạnh tranh với các thương hiệu fast food khác, McDonald's vẫn giữ nguyên slogan này. Họ tin rằng "I'm Lovin' It" không chỉ là một slogan mà còn là một lối sống và một phần không thể thiếu của kinh doanh họ. Việc giữ nguyên slogan này đã giúp họ xây dựng một nhận diện mạnh mẽ và lòng tin từ phía khách hàng.

Có nhiều lý do mà các thương hiệu quyết định giữ nguyên slogan của họ. Slogan có thể trở thành biểu tượng và mang đến sự nhận diện mạnh mẽ. Tuy nhiên, quyết định giữ nguyên slogan hoặc thay đổi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm xu hướng thị trường, tình hình cạnh tranh, và sự phát triển của thương hiệu. Điều quan trọng nhất là slogan của doanh nghiệp có thể tạo được dấu  ấn trong lòng khách hàng và trên thị trường. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có một slogan độc đáo và phù hợp 

Nếu bạn đang cần tìm kiếm đơn vị sáng tạo slogan cho doanh nghiệp của bạn, hãy liên hệ ngay với Bee Art để được tư vấn và sở hữu một slogan độc đáo và phù hợp với doanh nghiệp của bạn. 


>>> Xem thêm:Dịch vụ đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp tại Bee Art

 >>> Xem thêm:Tầm quan trọng của việc đặt tên thương hiệu trong xây dựng thương hiệu

✆ Phone: 077.34567.18 

✉ Email: info@beeart.vn

🌏 Web: www.beeart.vn

🌏 FB: www.fb.com/beeart.vn

☞ Cơ sở 1: 110 Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội 

☞ Cơ sở 2: 66/ 40 Tân Quy Đông, Tân Phong, Q.7, Hồ Chí Minh