Blog

5 rủi ro khi đăng ký bảo hộ thương hiệu mà không tra cứu khả năng bảo hộ

28/03/2024

Hiện nay, đăng ký bảo hộ thương hiệu luôn là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Nhiều chủ thể quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và nguy cơ trùng lặp rất cao. Nếu không tiến hành tra cứu trước thì có khả năng gặp nhiều rủi ro.

đăng ký bảo hộ thương hiệu mà không tra cứu 1.jpgRủi ro khi đăng ký bảo hộ thương hiệu mà không tra cứu khả năng bảo hộ

Đăng ký bảo hộ thương hiệu không còn quá xa lạ đối với nhiều doanh nghiệp. Để xây dựng một thương hiệu lớn mạnh và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần phải chi trả một khoản chi phí rất lớn. Nhưng nếu doanh nghiệp không tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, thương hiệu của doanh nghiệp rất dễ bị làm nhái hoặc thậm trí làm giả nhưng doanh nghiệp không thể tiến hành xử lý hành vi xâm phạm quyền khi không chứng minh được ai là chủ sở hữu. Đặc biệt hơn, thương hiệu của doanh nghiệp có thể bị bên thứ 3 đăng ký mất và yêu cầu doanh nghiệp 1 khoản tiền lớn đến mua lại. Bài học này ở Việt Nam đã gặp rất nhiều khi không đăng ký sẽ có thể bị mất bất kỳ lúc nào. Đăng ký sẽ giúp chủ sở hữu được độc quyền sử dụng, quá đó tránh được mọi rủi ro và bảo vệ được tài sản trí tuệ của mình, tạo tiền đề cho việc phát triển lâu dài sản phẩm/dịch vụ mang thương hiệu.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu là gì? 

Đăng ký bảo hộ thương hiệu là việc cần thiết và quan trọng để chủ sở hữu thương hiệu có thể chứng minh quyền sở hữu của mình với bên thứ 3, qua đó giúp chủ sở hữu được toàn quyền sử dụng thương hiệu đã đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Thương hiệu là tài sản vô hình thuộc quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là một yêu cầu rất cần thiết để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp cũng như giá trị của thương hiệu. 

đăng ký bảo hộ thương hiệu mà không tra cứu 2.jpg

Tại sao doanh nghiệp cần tra cứu trước khi đăng ký bảo hộ thương hiệu?

Bảo hộ thương hiệu là việc chủ thương hiệu nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký. Sau khi được cấp giấy chứng nhận, chủ sở hữu thương hiệu sẽ được toàn quyền sử dụng thương hiệu cho sản phẩm hoặc dịch vụ mình đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam, mọi hành vi sử dụng thương hiệu hiệu khi chưa được phép của chủ sở hữu đều được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và chủ sở hữu có quyền đề nghị cơ quan chức năng tiến hành biện pháp pháp lý cần thiết để yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm thương hiệu đã đăng ký, đồng thời bên vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị trách nhiệm hình sự với hành vi xâm phạm.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa nắm rõ được quy trình đăng ký bảo hộ và cách để đăng ký bảo hộ thành công. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới, có thể không hiểu rõ về quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ. Doanh nghiệp có thể không có nguồn tư vấn chuyên sâu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và đăng ký bảo hộ thương hiệu. Sự thiếu hụt tư vấn chuyên sâu có thể gây ra hiểu lầm hoặc làm mất cơ hội đăng ký. Quy trình đăng ký bảo hộ có thể phức tạp và đòi hỏi sự hiểu biết chuyên sâu về quy định pháp lý. Điều này có thể khiến nhiều doanh nghiệp cảm thấy khó khăn và không chắc chắn về cách thức thực hiện. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua bước tra cứu trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu. Trong khi đây lại là bước vô cùng quan trọng quyết định đến tỉ lệ thành công của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Rủi ro khi đăng ký bảo hộ thương hiệu mà không tra cứu khả năng bảo hộ

Việc kiểm tra khả năng bảo hộ nhãn hiệu là quá trình xác định xem một nhãn hiệu cụ thể có khả năng được đăng ký và bảo hộ hay không. Mục tiêu chính của quá trình này là đảm bảo rằng nhãn hiệu dự định đăng ký không xung đột với nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó và có khả năng đáp ứng các yêu cầu bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ. 

Việc nghiên cứu và kiểm tra trước khả năng bảo hộ nhãn hiệu giúp bạn đảm bảo rằng bạn không đổ tiền và công sức vào một nhãn hiệu có khả năng bị từ chối hoặc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và tài chính.Quá trình này không bắt buộc phải thực hiện nhưng nếu người nộp đơn thực hiện sẽ dự liệu và loại bỏ được những rủi ro kể trên.

Nếu không tiến hành tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ, doanh nghiệp có khả năng đối mặt với các nguy cơ sau:

Đăng ký bảo hộ thương hiệu thất bại

Đăng ký bảo hộ thương hiệu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Chính vì vậy, doanh nghiệp sẽ luôn mong muốn sau quãng thời gian dài có thể nhận được đơn xác nhận đăng ký thành công. 

Tuy nhiên, nếu không tiến hành tra cứu trước khi đăng ký bảo hộ, bạn có thể bị từ chối vì thương hiệu đã bị sử dụng hoặc đăng ký trước đó bởi người khác. 

Nguy cơ mất thời gian và tiền bạc

Đăng ký bảo hộ thương hiệu thất bại chắc chắn sẽ khiến thương hiệu mất thời gian và tiền bạc. Nếu đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu bị từ chối hoặc gặp phải sự phản đối từ phía chủ sở hữu nhãn hiệu khác, bạn sẽ phải thực hiện thủ tục phúc đáp hoặc chấp nhận việc thay đổi nhãn hiệu của mình. Điều này có thể tốn thời gian và tiền bạc.

Bên cạnh đó, việc không đăng ký bảo hộ thương hiệu mở ra cơ hội cho các bên thứ ba khiếu nại hoặc kiện tụng doanh nghiệp về việc sử dụng tên thương hiệu. Quá trình xử lý tranh chấp pháp lý này không chỉ mất thời gian mà còn đòi hỏi chi phí lớn, bao gồm các khoản phí luật pháp, chi phí luật sư và thậm chí là tiền bồi thường nếu doanh nghiệp bị phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Trong trường hợp tranh chấp pháp lý, doanh nghiệp có thể phải ngưng sử dụng tên thương hiệu trong thời gian đối ứng. Điều này có thể dẫn đến mất mát doanh số và mất khách hàng, ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Trong trường hợp doanh nghiệp phải thay đổi hoặc điều chỉnh thương hiệu do việc  đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu bị từ chối, họ sẽ phải đầu tư tiền bạc và thời gian để tái thiết kế logo, nhãn hiệu và các vật phẩm truyền thông khác. Chi phí này không chỉ bao gồm việc thuê thiết kế viên và chuyên gia tiếp thị mà còn bao gồm chi phí in ấn mới và việc cập nhật tất cả các vật phẩm quảng cáo và marketing.

Nguy cơ để mất thương hiệu nếu đăng ký bảo hộ thương hiệu mà không tra cứu

Nếu doanh nghiệp không tiến hành tra cứu khả năng trước khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, có nguy cơ rằng họ sẽ chọn một tên thương hiệu mà đã được sử dụng bởi một doanh nghiệp khác. Điều này có thể dẫn đến xung đột pháp lý và hậu quả tiêu cực cho cả hai bên. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể phải từ bỏ việc sử dụng tên thương hiệu đó và bắt đầu lại từ đầu với một tên thương hiệu mới, điều này có thể gây mất đi sự nhận biết của thị trường và đối mặt với sự mất mát doanh số.

Nếu doanh nghiệp không kiểm tra xem có bất kỳ thương hiệu nào đã đăng ký hoặc đang sử dụng tên gần giống, họ có thể phải đối mặt với các yêu cầu từ phía chủ sở hữu thương hiệu hiện có. Điều này có thể dẫn đến việc phải chịu các chi phí pháp lý và tiền bồi thường, cũng như mất thời gian và công sức để giải quyết vấn đề pháp lý

Nếu doanh nghiệp bị phát hiện sử dụng một tên thương hiệu mà không được đăng ký hoặc đã được đăng ký bởi một doanh nghiệp khác, họ có thể mất đi sự tin cậy và uy tín của khách hàng. Sự nhầm lẫn về thương hiệu có thể khiến khách hàng hoặc đối tác thất vọng và mất lòng tin vào doanh nghiệp.

Nguy cơ xung đột quyền sở hữu trí tuệ với thương hiệu khác 

Nếu tên gọi hoặc logo của bạn tương tự hoặc giống với thương hiệu đã được đăng ký của người khác trong cùng lĩnh vực hoặc liên quan, bạn có thể gặp sự phản đối từ phía người sở hữu thương hiệu đó, và quá trình đăng ký của bạn có thể bị trì hoãn hoặc từ chối.

Nếu doanh nghiệp sử dụng một tên thương hiệu mà không tra cứu khả năng trước, họ có thể vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của một doanh nghiệp khác. Trong trường hợp này, doanh nghiệp đó có thể tố tụng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, bao gồm cả việc dừng sử dụng tên thương hiệu và chi phí pháp lý.

Phức tạp trong việc thay đổi thương hiệu sau này

Nếu bạn phát hiện ra rằng nhãn hiệu của bạn không thể bảo hộ sau khi đã sử dụng trong thực tế, bạn có thể phải thay đổi tên, logo hoặc thương hiệu của mình, điều này có thể gây phiền toái và tốn kém rất nhiều cho doanh nghiệp. 

Làm thế nào để tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ thương hiệu thành công?

Hiện nay, có 2 cách để tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ thương hiệu thành công. Tuy nhiên, cả hai cách này đều yêu cầu các Chuyên viên luật có chuyên môn trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ thực hiện.

  • Tra cứu sơ bộ khả năng bảo hộ nhãn hiệu: Tra cứu sơ bộ sẽ được thực hiện tại thư viện điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ. Đối với tra cứu nhãn hiệu sơ bộ, thủ tục sẽ mất ít chi phí và có kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, kết quả tra cứu này chỉ mang tính chất tham khảo, độ chính xác chỉ khoảng 50%. 

  • Tra cứu chuyên sâu về khả năng bảo hộ nhãn hiệu: Thủ tục tra cứu này thường được thực hiện bởi các chuyên viên trong Cục Sở hữu trí tuệ trên cơ sở dữ liệu của Cục. Một điểm khác nữa của tra cứu chuyên sâu là hình thức này sẽ mất phí. Tuy nhiên, với hình thức này, kết quả tra cứu cho phép đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu lên đến 90%. Và từ đó, có thể đưa ra quyết định có đăng ký nhãn hiệu này hay không.

đăng ký bảo hộ thương hiệu mà không tra cứu 3.jpg

Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền là thực sự cần thiết đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, do thời gian thẩm định kéo dài nên nhiều doanh nghiệp còn ngần ngại đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của mình. Hiện nay có rất nhiều đơn vị Luật uy tín hỗ trợ doanh nghiệp tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu. Với sứ mệnh đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình phát triển thương hiệu, Bee Art không chỉ có các dịch vụ thiết kế logo, thiết kể nhận diện thương hiệu mà còn hỗ trợ khách hàng với các dịch vụ pháp lý uy tín để bảo vệ thương hiệu. Bee Art đã giúp nhiều khách hàng đăng ký bảo hộ thành công thương hiệu/nhãn hiệu với đội ngũ nhiều năm kinh nghiệm. 

Nếu bạn đang có ý định xây dựng thương hiệu, liên hệ ngay với Bee Art để được tư vấn dịch vụ trọn gói từ thiết kế tới đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Bee Art nhé!


>>> Xem thêm: Đăng ký bảo hộ thương hiệu logo: Bước cần thiết để xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh

>>> Xem thêm: Dịch vụ đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp tại Bee Art

>>> Xem thêm: Tầm quan trọng của việc đặt tên thương hiệu trong xây dựng thương hiệu

✆ Phone: 077.34567.18 

✉ Email: info@beeart.vn

🌏 Web: www.beeart.vn

🌏 FB: www.fb.com/beeart.vn

☞ Cơ sở 1: 110 Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội 

☞ Cơ sở 2: 66/ 40 Tân Quy Đông, Tân Phong, Q.7, TP. Hồ Chí Minh